Top Ad Slot

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Nữ giới ở độ tuổi nào có tỷ lệ nhiễm virus HPV cao nhất?

Nữ giới ở độ tuổi nào có tỷ lệ nhiễm virus HPV cao nhất?
Thủ phạm gây bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV.
Tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng”, do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM tổ chức, các chuyên gia cho biết một triệu liều vắc xin HPV đã được sử dụng cho giai đoạn này. Tuy nhiên, con số trên là quá nhỏ so với 42 triệu phụ nữ, trẻ em gái ở Việt Nam.
Nu gioi o do tuoi nao co ty le nhiem virus HPV cao nhat? hinh anh 1
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành Việt Nam và quốc tế trong vấn đề chống và tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh: Phú Mỹ
Theo thống kê từ Bộ Y tế, phụ nữ Việt có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời. Tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%. Một con số đáng ngại là trung bình mỗi ngày Việt Nam hiện có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong vì HPV.
Theo bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ thủ phạm gây bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV, trong đó hai chủng HPV 16 và HPV 18 là thủ phạm gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Gánh nặng của căn bệnh ung thư này rất lớn, hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh.
PGS.TS Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm lâm sàng, Viện Pasteur TP.HCM, cho biết: “Ung thư cổ tử cung diễn tiến âm thầm và kéo dài từ 5-20 năm. Triệu chứng của bệnh thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này có thể tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối.  Bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa virus HPV”.
Vắc xin ngừa HPV đã được đưa vào áp dụng vào năm 2006 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đánh giá tính an toàn, hiệu quả ổn định và lâu dài, vắc xin ngừa HPV được khuyến khích tiêm chủng mở rộng để ngừa ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo nữ giới ở độ tuổi từ 9-26 tuổi, tốt nhất 11-12 tuổi,  cần tiêm vắc xin phòng HPV. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Nguồn: Zing.vn

Mỗi ngày, Việt Nam có 7 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung

VTV.vn - Thông tin từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 7 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.

Hầu hết phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung đến 99,7% là do virus HPV. 
Phần lớn trường hợp mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà do chủng HPV 6 và HPV 11 gây ra. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vaccine cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, không quan tâm có quan hệ tình dục hay chưa.
Nguồn :Baomoi.com

Quẳng gánh lo ung thư cổ tử cung vì đã có vắc xin HPV

Quẳng gánh lo ung thư cổ tử cung vì đã có vắc xin HPV
Chính thức được Bộ Y tế cấp phép sử dụng năm 2008, đến nay, đã có hơn 1 triệu liều vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam trong 10 năm qua.


Tại Hội thảo “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực trong cộng đồng” đã diễn ra cuối tuần qua, các chuyên gia đã chỉ ra rằng là 80% phụ nữ Việt có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Đáng lo ngại; 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) do vi rút HPV. Hiện UTCTC chưa có thuốc đặc trị, tiêm vắc xin ngừa HPV là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng UTCTC.


Quang ganh lo ung thu co tu cung vi da co vac xin HPV hinh anh 1


Đánh giá về lợi ích và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV, GS.TS.BS.Nguyễn Trần Hiển - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết: “Vắc xin tứ giá ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục… Vắc xin tứ giá ngừa HPV đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong hơn 15 năm qua”.

Vắc xin tứ giá ngừa vi rút HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi. Liều tiêm được chỉ định 3 liều. Theo đó, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng và liều 3 cách liều 2 tối thiểu 3 tháng.

Nguồn : Baomoi.com

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung có làm tăng nguy cơ nhiễm HPV?

ThS.BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ (TPHCM) lý giải chuyện tiêm ngừa vaccine HPV có thực sự làm tăng nguy cơ nhiễm HPV như nhiều người đang lo ngại hiện nay.


Theo đó, hiện nay có nhiều người lo ngại việc tiêm ngừa vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung sẽ thúc đẩy quá trình nhiễm HPV cao hơn so với người không chích ngừa.

BS Lê Quang Thanh cho biết, hiện nay có nhiều người nhầm khái niệm vaccine. Theo BS Thanh, có nhiều loại vaccine khác nhau. Trong đó, vaccine HPV là vaccine tái tổ hợp. Có nghĩa là không lấy con virus để làm vaccine mà chỉ lấy một phân mảnh của virus để làm vaccine và phân mảnh đó không có tác dụng gây bệnh. Khi tiêm phân mảnh đó vào cơ thể thì sẽ tạo ra kháng thể giúp chống lại việc nhiễm HPV.

Cũng theo BS Thanh, virus HPV khác những virus còn lại như sốt xuất huyết, Zika… Cụ thể, nếu các con virus kia đều vào máu gây bệnh thì virus HPV không vào máu mà qua tiếp xúc, quan hệ tình dục. Virus HPV sẽ xâm nhập vào tế bào ở cổ tử cung, đường sinh dục hoặc qua niêm mạc miệng, hậu môn…

“Chính vì không vào máu nên virus HPV được xem là “siêu nhân” tránh được hệ thống kháng thể của cơ thể con người. Chính vì thế, khi người phụ nữ khi bị nhiễm virus HPV chỉ tạo ra kháng thể rất yếu, cứ sạch nhiễm rồi tái nhiễm”, Giám đốc BV Từ Dũ lý giải.





Không có chuyện tiêm ngừa vaccine HPV làm tăng nguy cơ nhiễm HPV

Trong khi đó, PGS Edward Baker, Giám đốc toàn cầu của Tập đoàn Roche cho biết, trong vấn đề này thì việc giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân là hết sức quan trọng. Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì các bác sĩ cần phải tư vấn một cách đơn giản nhưng hiệu quả, phải làm sao để người bệnh loại bỏ được những thông tin sai lệch ra khỏi đầu mình.

Tại Việt Nam, hằng năm có khoảng hơn 5.000 ca mắc mới và hơn 2.500 ca tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC). Nghĩa là trung bình mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, cứ khoảng 100.000 phụ nữ Việt Nam thì có từ 8-14 người bị mắc UTCTC. Con số này trước đây 20 năm là 30 người.

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến hàng thứ hai (sau ung thư vú) trong các loại ung thư phụ khoa mà nguyên nhân chính là do nhiễm dai dẳng virus HPV (vi rút gây u nhú ở người). Có hơn một trăm chủng HPV khác nhau, trong đó có 14 chủng được xem là có nguy cơ cao, gây nên hơn 99% ca UTCTC. Và 2 chủng nguy cơ cao nhất là chủng HPV 16 và HPV 18, nguyên nhân gây nên hơn 70% các trường hợp UTCTC. Theo nghiên cứu, phụ nữ bị nhiễm chủng HPV 16 hoặc HPV 18 có khả năng phát triiển thành tiền ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 35 lần so với người không nhiễm HPV.

Tiêm ngừa HPV được xem là cách để phụ nữ phòng ngừa UTCTC. Theo khuyến cáo, tuổi tiêm vaccine là từ 9 đến 26, tốt nhất từ 11 đến 12 tuổi, không quan tâm có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi chích trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên. 

Được biết, tại Việt Nam hiện nay có 2 lọai vaccine tiêm ngừa HPV là Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16, 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18). Giá tiêm từ 800.000 - 1,3 triệu đồng/lần (tiêm 3 lần).

Nguồn: Baomoi.com